Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử năm 2025

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Nghệ An được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa tri thức liên ngành và năng lực số. Chuẩn đầu ra của chương trình không chỉ đáp ứng các yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam mà còn hướng tới tiêu chuẩn nghề nghiệp trong môi trường số hóa và toàn cầu hóa.

Dưới đây là hệ thống Chuẩn đầu ra (Program Learning Outcomes - PLO)chỉ số đánh giá (Performance Indicators - PI) của chương trình, được phân loại theo ba nhóm năng lực cốt lõi: kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ - trách nhiệm.

1. Chuẩn đầu ra về Kiến thức

PLO K1.

Ứng dụng kiến thức khoa học xã hội, chính trị, tự nhiên, pháp luật và năng lực số trong giải quyết các vấn đề chuyên môn và thực tiễn cuộc sống.

  • PI K1.1: Vận dụng kiến thức liên ngành để giải quyết tình huống thực tế.

  • PI K1.2: Sử dụng hiệu quả các công cụ số để tìm kiếm, phân tích và xử lý dữ liệu.

PLO K2.

Vận dụng kiến thức kinh tế trong hoạt động thương mại điện tử.

  • PI K2.1: Áp dụng kiến thức nền tảng của ngành vào các hoạt động chuyên môn.

  • PI K2.2: Lập kế hoạch, quản lý và điều hành các hoạt động thương mại điện tử hiệu quả.

PLO K3.

Phát triển tư duy thiết kế, hệ thống và đổi mới sáng tạo trong quản lý và triển khai hoạt động TMĐT.

  • PI K3.1: Phân tích dữ liệu, thiết kế yêu cầu, mô hình hóa hệ thống TMĐT.

  • PI K3.2: Đánh giá, lựa chọn công nghệ và công cụ cho hoạt động thương mại điện tử.

  • PI K3.3: Đề xuất giải pháp, xây dựng mô hình kinh doanh điện tử cho tổ chức và doanh nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra về Kỹ năng

PLO S1.

Hình thành kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

  • PI S1.1: Biết lên ý tưởng, tổ chức và triển khai hoạt động khởi nghiệp.

PLO S2.

Phát triển năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương.

  • PI S2.1: Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp chuyên ngành, học tập và nghiên cứu.

PLO S3.

Hình thành kỹ năng giao tiếp, phản biện và đánh giá công việc.

  • PI S3.1: Trình bày, thuyết trình và trao đổi chuyên môn hiệu quả.

  • PI S3.2: Đánh giá chất lượng công việc cá nhân và nhóm.

PLO S4.

Thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa và công nghệ cao.

  • PI S4.1: Sử dụng giải pháp thay thế phù hợp trong môi trường thay đổi.

  • PI S4.2: Thích nghi linh hoạt, giải quyết vấn đề trong môi trường TMĐT hiện đại.

3. Chuẩn đầu ra về Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO A1.

Làm việc độc lập, tự học và làm việc nhóm hiệu quả.

  • PI A1.1: Kết hợp năng lực cá nhân và phối hợp nhóm trong công việc.

  • PI A1.2: Tự học, tự nghiên cứu và duy trì học tập suốt đời trong kỷ nguyên số.

PLO A2.

Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và thể hiện trách nhiệm xã hội.

  • PI A2.1: Hành xử chuyên nghiệp, trung thực, có trách nhiệm trong mọi hoạt động.

PLO A3.

Chủ động và thích ứng với sự thay đổi trong môi trường làm việc.

  • PI A3.1: Sáng tạo, chủ động và linh hoạt trong môi trường toàn cầu hóa và chuyển đổi số.

  • PI A3.2: Ra quyết định độc lập và phối hợp hiệu quả khi làm việc nhóm.

Cam kết chất lượng đào tạo

Các chuẩn đầu ra trên được xây dựng trên cơ sở phân tích yêu cầu của thị trường lao động, tham chiếu chuẩn đầu ra của các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại:

  • Doanh nghiệp thương mại điện tử

  • Công ty logistics, marketing số

  • Tổ chức khởi nghiệp sáng tạo

  • Cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, hoặc tiếp tục học ở bậc cao hơn trong và ngoài nước


Bài viết khác