1) Viêm phế quản phổi
Nguyên nhân: Thường bắt nguồn từ rối loạn cơ chế thanh thải niêm mạc hô hấp (mất chức năng lông nhung, tăng tiết nhầy) do:
-Nhiễm virus (CDV ở chó, FHV/FCV ở mèo)
-Kích ứng môi trường
-Viêm phế quản mạn tính Hoặc hít phải dịch (aspiration)
=> Từ đó, vi khuẩn cơ hội (Pasteurella, Bordetella, Streptococcus, E. coli) xâm nhập các tiểu phế quản tận, gây viêm, tích tụ dịch tiết giàu bạch cầu đa nhân trung tính, rồi lan sang các phế nang lân cận qua điểm nối phế quản-phế nang, hình thành các ổ viêm đa ổ, không đồng nhất, tập trung quanh đường thở nhỏ.
Gây ra các tổn thương
-Tiểu phế quản & phế nang chứa dịch tiết mủ/mủ nhầy.
-Các phế nang quanh vùng viêm thường tắc nghẽn một phần.
Đặc điểm lâm sàng & hình ảnh
-Thường gặp nhất là viêm phổi do hít phải, liên quan đến: Gây mê, trào ngược, thực quản to, liệt hầu.
- Vị trí: Tổn thương phần trước và bên dưới phổi, đặc biệt thùy giữa bên phải (do trọng lực và giải phẫu phế quản).
- Triệu chứng: ho có đờm, ran nổ, sốt.
- X-quang: thâm nhiễm phế nang/kẽ không đồng nhất, đậm hơn vùng bụng phổi.
2) Viêm phổi thùy
Nguyên nhân
- Do vi khuẩn độc lực cao (Streptococcus spp., Klebsiella) vượt qua hàng rào bảo vệ, lan nhanh qua
- Lố thông giữa các phế nang và các ống nối giữ các phế quản tận gây viêm toàn bộ phế nang của một thùy phổi, được phân định rõ bởi vách giữa các thùy phổi
Tổn thương
-Giai đoạn sung huyết: phế nang giãn mạch, phù.
-Gan hóa đỏ: chứa hồng cầu, neutrophil, fibrin.
-Gan hóa xám: tan hồng cầu, còn lại fibrin và bạch cầu.
-Cuối cùng: đại thực bào dọn dẹp, phế bào type II tái tạo.
Đặc điểm lâm sàng & hình ảnh
- Ít gặp ở chó mèo, nhưng xuất hiện cho thấy viêm phổi nặng, lan tỏa, dễ đông đặc → thiếu oxy.
-Thường kèm dấu hiệu nhiễm trùng huyết, tăng/giảm bạch cầu mạnh.
-X-quang: thùy phổi mờ đồng nhất, ranh giới rõ, có thể thấy phế quản chứa khí nổi rõ trên nền phế nang mờ → dấu điển hình của viêm phổi thùy.
3) Viêm phổi kẽ
Nguyên nhân
-Virus: CDV, cúm chó, FIP (thể khô), FHV/FCV,
-Ký sinh trùng: ấu trùng Toxocara spp.,
-Phản ứng quá mẫn, hít khí độc (NO₂, khói).
=> Hậu quả: dày vách phế nang do lympho, đại thực bào, phù mô kẽ, có thể tăng sản phế bào type II.
Tổn thương
-Vách phế nang có sự xuất hiện của lympho, đại thực bào.
-Lòng phế nang chứa ít dịch, cấu trúc tổng thể vẫn nguyên vẹn
Đặc điểm lâm sàng & hình ảnh
-Thường biểu hiện: thở nhanh, nông, ít ho ẩm.
-Ở mèo, FIP thể khô có thể gây ổ viêm hạt mô kẽ.
-X-quang: mẫu hình kẽ lan tỏa, có thể dạng lưới hoặc nốt nhỏ, không có ổ đông đặc rõ.
LƯU Ý:
-Chó: phế quản phân thùy rộng → dễ viêm phế quản phổi do hít phải.
-Mèo: phế quản hẹp, phản ứng mạnh → dễ viêm phổi kẽ do virus/dị ứng.
-Đồng nhiễm & ký sinh: virus (CDV) phá niêm mạc → Pasteurella xâm nhập; Oslerus ở chó, giun di cư ở mèo càng làm nặng thêm.
-Suy miễn dịch (FeLV/FIV, già yếu): dễ thành viêm phổi thùy hoặc viêm lan tỏa.
Ý NGHĨA:
- Chọn kháng sinh có khả năng thấm tốt vào dịch lót phế nang, phù hợp cho các dạng viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy
- Cân nhắc sử dụng thuốc chống viêm (như corticosteroid liều thấp) trong trường hợp viêm phổi kẽ, chỉ khi đã loại trừ được nguyên nhân nhiễm khuẩn chiếm ưu thế.
- Điều chỉnh oxy liệu pháp và các biện pháp hỗ trợ hô hấp dựa trên kiểu tổn thương phổi — phân biệt giữa bệnh phổi hạn chế và tắc nghẽn để xử lý phù hợp.
BIẾN CHỨNG:
- Viêm phổi thùy dễ tiến triển thành áp xe phổi hoặc viêm màng phổi. Trong khi viêm phổi kẽ kéo dài có nguy cơ dẫn đến xơ hóa phổi./.
TS. Võ Thị Hải Lê – Khoa NLN – Đại học Nghệ An