Hà Tĩnh: Cán bộ Tài chính ép, xã "phê bình cả nhà" tân sinh viên trong lý lịch
- Thứ hai - 21/08/2017 16:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cho rằng gia đình còn nợ tiền làm đường bê tông của thôn nên cán bộ xã Kim Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã nhận xét không tốt vào hồ sơ của tân sinh viên khi đến xin xác nhận của địa phương để nhập học.
Bị cán bộ Tài chính ép phê lí lịch xấu
Ngày 20/8/2017, trao đổi với PV tại nhà, anh Trần Văn H., 44 tuổi, trú thôn Yên Tràng, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc kể: “Gần trưa ngày 4/8/2017, con trai tôi là Trần Đăng Q. đến bộ phận giao dịch một cửa tại UBND xã xin xác nhận lý lịch để làm hồ sơ nhập học Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nhưng vì hết giờ nên họ hẹn chiều đến lấy”.
“Đến chiều, vì cho rằng gia đình tôi đang nợ tiền làm đường bê tông của thôn nên anh Lê Thanh Tâm, cán bộ phụ trách Tài chính xã, đã yêu cầu giữ lại và bảo con tôi mời bố mẹ đến làm việc. Mặc dù cháu đã trình bày sắp đến ngày nhập học rồi”, anh H. trao đổi thêm.
Phần nhận xét của phòng giao dịch một cửa UBND xã Kim Lộc trong lí lịch em Q.
Cũng theo anh H., lúc đầu, chị Trần Thị Lộc, cán bộ phòng giao dịch một cửa, nhận xét: “Anh Trần Đăng Q. có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Bản thân và gia đình chấp hành tốt nghĩa vụ của công dân, pháp luật của nhà nước” và đã được Phó chủ tịch Nguyễn Đăng Khoa ký. Nhưng dưới sức ép của cán bộ tài chính xã, chị Lộc buộc phải ghi thêm phần xấu “Gia đình chưa chấp hành đóng nộp theo quy định của thôn” vào lý lịch con mình.
Chị Trần Thị V., 42 tuổi (mẹ cháu Q.) thêm vào: “Biết vào nhập học phải đóng nhiều tiền nên con tôi không muốn gia đình thêm gánh nặng, mà chấp nhận hồ sơ lý lịch xấu cũng được. Nhưng thương con, sợ ảnh hưởng đến danh dự và tương lai của con nên hai ngày sau tôi đem 500 ngàn đến nộp để xin lại lý lịch cho cháu”.
“Sau khi nhiều người biết tin này, ông Khoa, phó chủ tịch UBND xã có đến nhà giải thích là khi ký không có dòng nhận xét không tốt về gia đình. Sau đó mời chồng tôi đến Ủy ban làm việc. Tại đây, họ thừa nhận việc làm đó là sai, xin lỗi và mong gia đình thông cảm. Đồng thời hứa sẽ làm việc với xóm rồi trả lại tiền cho gia đình vì đây không phải chủ trương của xã mà xóm nhờ thu giúp”, chị V. nói thêm.
Lý giải về việc gia đình còn nợ tiền bê tông của thôn, anh H. chia sẻ: “Xóm này mới được thành lập, gồm 11 hộ gia đình, nằm tách biệt với thôn Yên Tràng. Trước đây năm nào chúng tôi cũng đóng nạp đầy đủ, nhưng năm nay xóm đề ra 600 ngàn đồng/khẩu, cao quá nên không nhà nào đồng ý. Hơn nữa, số tiền này lại đưa về dưới thôn để làm nên chúng tôi không được hưởng lợi gì. Dưới xóm còn nhiều nhà chưa nộp, ngay cả ông Vinh, chủ nhiệm HTX cũng đã nộp đâu”.
Do năng lực cán bộ còn hạn chế
Ngày 20/8/2017, trao đổi với PV tại nhà, anh Trần Văn H., 44 tuổi, trú thôn Yên Tràng, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc kể: “Gần trưa ngày 4/8/2017, con trai tôi là Trần Đăng Q. đến bộ phận giao dịch một cửa tại UBND xã xin xác nhận lý lịch để làm hồ sơ nhập học Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nhưng vì hết giờ nên họ hẹn chiều đến lấy”.
“Đến chiều, vì cho rằng gia đình tôi đang nợ tiền làm đường bê tông của thôn nên anh Lê Thanh Tâm, cán bộ phụ trách Tài chính xã, đã yêu cầu giữ lại và bảo con tôi mời bố mẹ đến làm việc. Mặc dù cháu đã trình bày sắp đến ngày nhập học rồi”, anh H. trao đổi thêm.
Phần nhận xét của phòng giao dịch một cửa UBND xã Kim Lộc trong lí lịch em Q.
Cũng theo anh H., lúc đầu, chị Trần Thị Lộc, cán bộ phòng giao dịch một cửa, nhận xét: “Anh Trần Đăng Q. có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Bản thân và gia đình chấp hành tốt nghĩa vụ của công dân, pháp luật của nhà nước” và đã được Phó chủ tịch Nguyễn Đăng Khoa ký. Nhưng dưới sức ép của cán bộ tài chính xã, chị Lộc buộc phải ghi thêm phần xấu “Gia đình chưa chấp hành đóng nộp theo quy định của thôn” vào lý lịch con mình.
Chị Trần Thị V., 42 tuổi (mẹ cháu Q.) thêm vào: “Biết vào nhập học phải đóng nhiều tiền nên con tôi không muốn gia đình thêm gánh nặng, mà chấp nhận hồ sơ lý lịch xấu cũng được. Nhưng thương con, sợ ảnh hưởng đến danh dự và tương lai của con nên hai ngày sau tôi đem 500 ngàn đến nộp để xin lại lý lịch cho cháu”.
“Sau khi nhiều người biết tin này, ông Khoa, phó chủ tịch UBND xã có đến nhà giải thích là khi ký không có dòng nhận xét không tốt về gia đình. Sau đó mời chồng tôi đến Ủy ban làm việc. Tại đây, họ thừa nhận việc làm đó là sai, xin lỗi và mong gia đình thông cảm. Đồng thời hứa sẽ làm việc với xóm rồi trả lại tiền cho gia đình vì đây không phải chủ trương của xã mà xóm nhờ thu giúp”, chị V. nói thêm.
Lý giải về việc gia đình còn nợ tiền bê tông của thôn, anh H. chia sẻ: “Xóm này mới được thành lập, gồm 11 hộ gia đình, nằm tách biệt với thôn Yên Tràng. Trước đây năm nào chúng tôi cũng đóng nạp đầy đủ, nhưng năm nay xóm đề ra 600 ngàn đồng/khẩu, cao quá nên không nhà nào đồng ý. Hơn nữa, số tiền này lại đưa về dưới thôn để làm nên chúng tôi không được hưởng lợi gì. Dưới xóm còn nhiều nhà chưa nộp, ngay cả ông Vinh, chủ nhiệm HTX cũng đã nộp đâu”.
Do năng lực cán bộ còn hạn chế
UBND xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, nơi xảy ra sự việc.
Trao đổi với PV, ông Bùi Huy Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc xác nhận đã nắm được nội dung sự việc và yêu cầu những người liên quan mời gia đình đến để làm rõ việc hộ gia đình có liên quan đến vi phạm pháp luật hay không? Nếu việc này chỉ liên quan đến vận động thì cán bộ địa phương làm như thế là sai. Việc bố mẹ không thực hiện đóng nộp theo quy định của xóm làng thì tiếp tục vận động thực hiện, không để liên quan đến tương lai của một đời người được.
Cũng theo ông Cường, trong quá trình triển khai vận động, chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn. Do năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế nên hiểu sai dẫn đến hành động sai. Việc này liên quan đến cách ứng xử, chứ không vì động cơ cá nhân. Nếu gia đình thông cảm thì coi đây là bài học để rút kinh nghiệm, còn không thì sẽ xem xét mức độ kiểm điểm, khiển trách hay kỷ luật.
Cũng theo ông Cường, trong quá trình triển khai vận động, chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn. Do năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế nên hiểu sai dẫn đến hành động sai. Việc này liên quan đến cách ứng xử, chứ không vì động cơ cá nhân. Nếu gia đình thông cảm thì coi đây là bài học để rút kinh nghiệm, còn không thì sẽ xem xét mức độ kiểm điểm, khiển trách hay kỷ luật.