Bình yên những nếp nhà tranh nơi quê Bác
- Thứ sáu - 07/06/2019 08:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có những ngôi làng giản dị mang tên làng Sen, làng Trù, quanh quanh ngõ nhỏ lũy tre xanh rì là bao nếp nhà tranh mộc mạc, thoảng hương sen, hương cau, hương đất nâu - nơi những vồng khoai, lạc... tươi ngọn vươn lên trong nắng sớm.
Làng ấy, quê ấy bao năm nay dường như đã trở thành quê Chung, mà mỗi khi nhớ đến, lại hiện hữu êm ả mái tranh nghiêng bóng, vẳng câu dân ca đằm sâu cùng đồng bãi núi sông.
Ngôi nhà của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ngôi nhà tranh giản dị, ẩn dưới bóng mát những hàng cau và biết bao cây lá xanh rì này là nơi mà vị Chủ tịch muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã sống những năm tháng ấu thơ. Ảnh: Lê Thắng
Nhiều tài liệu lịch sử cho biết, năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Nhân dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Ảnh: Lê Thắng
Những vật dụng đơn sơ trong ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Lê Thắng
Cách không xa là nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng như bao ngôi nhà khác ở làng Sen thuở ấy, ngôi nhà của cụ Nhậm kết cấu giản dị, khoảnh vườn nhỏ trồng cau và một số cây ăn quả, hoa màu... Ảnh: Lê Thắng
Về với làng Sen, du khách không chỉ được hiểu thêm về lối sống, nhân cách của vị Cha già đáng kính, mà còn thả nhẹ bước chân thăm thú những nơi chốn bình yên, những ngôi nhà mái tranh đơn sơ trong không gian tĩnh lặng, như tách biệt với nhịp sống xô bồ. Trong ảnh là lối vào nhà ông Vương Hoàng Mỹ - láng giềng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Lê Thắng
Nhà ông Vương Hoàng Mỹ - láng giềng với gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại làng Sen. Căn nhà được phục dựng có kết cấu 3 gian cột gỗ, vách nứa, lợp lá tranh, diện tích khoảng 50m2. Phía trước mỗi căn nhà đều có rèm tre tránh mưa, nắng hắt vào nhà. Nền nhà bằng đất, cao hơn mặt sân chừng 20cm. Ảnh: Lê Thắng
Không xa làng Sen là làng Trù - quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cữ này, những hàng cau nơi quê Ngoại vươn xanh cao vút, hòa với sắc trời thăm thẳm tạo nên không gian khoáng đạt hương quê. Ảnh: Lê Thắng
Nhà của cụ Hoàng Xuân Đường - ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà giản dị nhưng vô cùng đặc biệt bởi đây chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu. Ảnh: Lê Thắng
Ngôi nhà nền đất, lợp mái tranh, phên nứa. Sinh thời, cụ Hoàng Xuân Đường là một con người đức độ, được nhân dân tôn kính gọi là cụ Tú. Không gian sinh hoạt trong gia đình thể hiện nếp sống thanh bạch của một nhà nho yêu nước, thương dân. Ảnh: Lê Thắng
Về thăm nhà cụ Hoàng Xuân Đường tại làng Trù, không khỏi lắng mình kính ngưỡng một nhân cách đẹp, một lối sống giản dị mà thanh cao. Ảnh: Lê Thắng
Lối vào nhà gia đình ông Hoàng Xuân Thục - láng giềng của nhà cụ Hoàng Xuân Đường ở làng Trù. Ảnh: Lê Thắng
Những ngôi nhà ở làng Sen, làng Trù vẫn được bảo tồn, tôn tạo theo kiến trúc truyền thống, nhằm lưu giữ không gian sinh hoạt bình yên. Đây cũng là điểm nhấn ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước khi về thăm quê Bác. Ảnh: Lê Thắng
Ngôi nhà của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ngôi nhà tranh giản dị, ẩn dưới bóng mát những hàng cau và biết bao cây lá xanh rì này là nơi mà vị Chủ tịch muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã sống những năm tháng ấu thơ. Ảnh: Lê Thắng
Nhiều tài liệu lịch sử cho biết, năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Nhân dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Ảnh: Lê Thắng
Những vật dụng đơn sơ trong ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Lê Thắng
Cách không xa là nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng như bao ngôi nhà khác ở làng Sen thuở ấy, ngôi nhà của cụ Nhậm kết cấu giản dị, khoảnh vườn nhỏ trồng cau và một số cây ăn quả, hoa màu... Ảnh: Lê Thắng
Về với làng Sen, du khách không chỉ được hiểu thêm về lối sống, nhân cách của vị Cha già đáng kính, mà còn thả nhẹ bước chân thăm thú những nơi chốn bình yên, những ngôi nhà mái tranh đơn sơ trong không gian tĩnh lặng, như tách biệt với nhịp sống xô bồ. Trong ảnh là lối vào nhà ông Vương Hoàng Mỹ - láng giềng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Lê Thắng
Nhà ông Vương Hoàng Mỹ - láng giềng với gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại làng Sen. Căn nhà được phục dựng có kết cấu 3 gian cột gỗ, vách nứa, lợp lá tranh, diện tích khoảng 50m2. Phía trước mỗi căn nhà đều có rèm tre tránh mưa, nắng hắt vào nhà. Nền nhà bằng đất, cao hơn mặt sân chừng 20cm. Ảnh: Lê Thắng
Không xa làng Sen là làng Trù - quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cữ này, những hàng cau nơi quê Ngoại vươn xanh cao vút, hòa với sắc trời thăm thẳm tạo nên không gian khoáng đạt hương quê. Ảnh: Lê Thắng
Nhà của cụ Hoàng Xuân Đường - ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà giản dị nhưng vô cùng đặc biệt bởi đây chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu. Ảnh: Lê Thắng
Ngôi nhà nền đất, lợp mái tranh, phên nứa. Sinh thời, cụ Hoàng Xuân Đường là một con người đức độ, được nhân dân tôn kính gọi là cụ Tú. Không gian sinh hoạt trong gia đình thể hiện nếp sống thanh bạch của một nhà nho yêu nước, thương dân. Ảnh: Lê Thắng
Về thăm nhà cụ Hoàng Xuân Đường tại làng Trù, không khỏi lắng mình kính ngưỡng một nhân cách đẹp, một lối sống giản dị mà thanh cao. Ảnh: Lê Thắng
Lối vào nhà gia đình ông Hoàng Xuân Thục - láng giềng của nhà cụ Hoàng Xuân Đường ở làng Trù. Ảnh: Lê Thắng
Những ngôi nhà ở làng Sen, làng Trù vẫn được bảo tồn, tôn tạo theo kiến trúc truyền thống, nhằm lưu giữ không gian sinh hoạt bình yên. Đây cũng là điểm nhấn ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước khi về thăm quê Bác. Ảnh: Lê Thắng