Lời nguyền đáng sợ của viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới
- Thứ ba - 24/07/2018 09:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lịch sử của Koh-i-Noor
Theo ngôn ngữ Ba Tư, Koh-i-Noor có nghĩa là ”Mountain of Light” (Núi Ánh Sáng). Ban đầu, nó được coi là viên kim cương lớn nhất thế giới khi nặng đến 793 carat. Tuy vậy, cho tới năm 1852, Koh-i-Noor được cắt lại và có trọng lượng hiện tại là 105,6 carat
Lịch sử sơ khai của viên kim cương này tới nay vẫn là một ẩn số. Một số sử gia nhận định Koh-i-Noor có tuổi đời hơn 5.000 năm và được phát hiện lần đầu dưới vương triều Mughal, tại khu vực Kollur, thuộc Vương quốc Kakatiya (Ấn Độ).
Viên kim cương Koh-i-Noor từng dưới trướng của nhiều triều đại, bao gồm Kakatiyas,Rajputs, Mughal, Afsharid, các đế chế Durrani, Sikh và Anh. Nó qua tay nhiều ông vua và thường được coi là chiến lợi phẩm sau những cuộc chiến tranh đẫm máu.
Lời nguyền thế kỷ
Lời nguyền của Koh-i-Noor được ghi lại trong một văn bản tiếng Hindu, đề cập: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời, hoặc một người phụ nữ, có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt”.
Và lời nguyền quả thực linh nghiệm. Những người thống trị là nam giới từng sở hữu viên kim cương đều nhận kết cục bi thảm.
Điển hình nhất có thể kể đến đó là Vua Humayun (thế kỷ 18), từ khi sở hữu Koh-i-Noor thường xuyên đối mặt với không ít điềm dữ. Sau đó, Sher Shah Suri (một ông vua Ấn Độ) chết cháy vì pháo nổ. Hay Shah Jahan, người lấy viên kim cương từ kho báu của hoàng gia, cũng nhanh chóng bị chính con trai mình lật đổ.
Lời nguyền chấm dứt
Lời nguyền chỉ chấm dứt khi vào năm 1849, Đế quốc Anh ra lệnh cho vua Maharaja dâng viên kim cương quý cho Nữ hoàng, sau khi Anh thôn tính tiểu vương quốc Punjab thuộc Ấn. Tuy vậy, trong quá trình vận chuyển trên tàu, một lần nữa, Koh-i-Noor khiến cả thế giới phải khiếp sợ khi bệnh dịch tả bất ngờ xảy ra, hay con tàu bị bão quần suốt 12 giờ đồng hồ.
Biết được “quá khứ huy hoàng” của viên kim cương, nên khi tới tay Hoàng gia Anh, cũng không nhiều người “mặn mà” với nó. Tuy vậy, ý thức được sự tồn tại của lời nguyền, kể từ triều đại Nữ hoàng Victoria, không có vị vua nước Anh nào mang Koh-i-Noor và nó luôn được trao cho vợ của người thừa kế.
Koh-i-Noor sau đó được gắn trên vương miện của Nữ hoàng Elizabeth trong lễ đăng quang của Vua George VI năm 1937 và xuất hiện tại lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953.
Lần gần đây nhất Koh-i-Noor được ra khỏi lồng kính ở Tháp Luân Đôn là trong đám tang của Hoàng Thái hậu Elizabeth vào năm 2002. Khi đó nó được đặt lên quan tài của bà.
Tranh chấp quyền sở hữu
Chính phủ của Ấn Độ, Pakistan, Iran và Afghanistan đã có những yêu cầu về quyền sở hữu viên kim cương nổi tiếng, bất chấp việc lời nguyền có thể “tái xuất”. Các nước này đưa ra những bằng chứng, chứng minh họ mới là chủ nhân thực sự của viên kim cương. Tuy vậy, chính phủ Anh khẳng định việc họ có Koh-i-Noor là hợp pháp và không chấp thuận việc trả lại nó.
Năm 2015, một nhóm các ngôi sao Bollywood cùng các doanh nhân Ấn Độ cùng nhau lên tiếng yêu cầu luật sư Anh bắt đầu vụ kiện tại tòa dân sự tối cao của London, yêu cầu Anh trả lại Koh-i-Noor. Một thành viên trong đoàn nói: “Koh-i-noor không chỉ là viên đá 105,6 carat, mà nó là một phần lịch sử và văn hóa của chúng tôi và chắc chắn cần được trả lại“. Mặc dù vậy, cho tới nay chính phủ Anh đã bác bỏ cáo buộc từ Ấn.
Theo Ngọc Bích