Công ty Cấp nước Nghệ An lén lút hút nước từ sông Đào ô nhiễm ?
- Thứ bảy - 08/06/2019 11:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều hộ dân ở huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn phản ánh bất chấp "lệnh cấm" của tỉnh, Công ty Cổ phần Cấp nước Nghệ An gần đây vẫn liên tục bơm nước từ sông Đào ô nhiễm làm nguồn nước thô đầu vào.
Bơm nước từ sông ô nhiễm
Bà Trần Thị Hương (trú tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn) cho phóng viên biết: “Sông Đào vào mùa này nước cạn, rất bẩn, dòng chảy chậm, đầu nguồn đầy rác thải, xác động vật. Chưa hết, nhà vệ sinh của các hộ dân và trang trại chăn nuôi đều xả thẳng xuống sông. Thế mà những ngày này, đêm nào Công ty CP Cấp nước Nghệ An cũng bơm nước, hoạt động suốt đêm”.
Được biết trạm bơm Cầu Mượu (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn) là của nhà máy nước Hưng Vĩnh (đóng tại phường Đông Vĩnh, TP. Vinh) thuộc Công ty CP Cấp nước Nghệ An.
Tại các văn bản số 9657 ngày 30/12/2015; văn bản 1315 ngày 10/3/2016, văn bản số 6923 ngày 11/9/2017... của UBND tỉnh Nghệ An đều nhiều lần yêu cầu Công ty CP Cấp nước Nghệ An không được lấy nước thô từ sông Đào mà phải lấy nước thô cấp từ Công ty CP Cấp nước sông Lam.
Thế nhưng, bất chấp những chỉ đạo này, trạm bơm Cầu Mượu hiện vẫn lấy nước trực tiếp từ sông Đào, chảy qua địa phận 5 xã và thị trấn của huyện Nam Đàn, sát trạm bơm này là một nhà máy sản xuất bia với công suất hàng trăm triệu lít/năm, đầu thượng nguồn sông là cơ sở chế tác vàng bạc đá quý, công ty dệt may...
Ông Nguyễn Duy Lợi - Bí thư Đảng ủy xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn cho biết: “Nước sông Đào hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, chính quyền cũng đã nhiều lần quán triệt, tuyên truyền vận động, nhưng do thói quen và hạ tầng khu vực này không có hướng thoát thải khác nên bao nhiêu nhà vệ sinh, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của dân đều xả ra đó cả”
Có móc ngoặc hay không?
Công ty Cổ phần Cấp nước Sông Lam do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc làm chủ đầu tư và là chủ sở hữu. Công ty này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và cho phép khảo sát, lập quy hoạch xây dựng dự án hệ thống cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) công suất 200.000 m3/ngày đêm, tổng đầu tư 496 tỉ đồng. Đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hồng Sơn.
Công ty Cổ phần Cấp nước Nghệ An được tỉnh phê duyệt cổ phần hóa ngày 12/11/2015. Đại diện theo pháp lý là ông Hoàng Văn Hải - Tổng Giám đốc; ông Nguyễn Bá Quý - Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Công ty Cổ phần Cấp nước Nghệ An đang quản lý, vận hành 13 nhà máy nước, trạm cấp nước gồm nhà máy nước Hưng Vĩnh và cầu Bạch, các trạm nước Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương.
Theo thỏa thuận đã ký giữa hai công ty trên, giá nước thô mà Công ty cấp nước sông Lam bán cho Công ty Cấp nước Nghệ An là 1.950 đồng/m3.
Nếu như Công ty Cấp nước Nghệ An lấy nước từ sông Đào ô nhiễm thay vì lấy nước từ công ty Sông Lam và vẫn tính giá gần 2.000 đồng/m3, số tiền thu lợi sẽ rất lớn.
Chưa hết, ngoài trạm bơm cầu Mượu công suất 60.000 m3/ngày đêm, trạm bơm cầu Bạch với công suất 20.000m3/ngày đêm cũng được cho là đang lấy nước sông Đào thay vì nước sông Lam. Ghi nhận của phóng viên nhiều ngày đêm tại đây cho thấy điều này hoàn toàn có cơ sở.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...
Bà Trần Thị Hương (trú tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn) cho phóng viên biết: “Sông Đào vào mùa này nước cạn, rất bẩn, dòng chảy chậm, đầu nguồn đầy rác thải, xác động vật. Chưa hết, nhà vệ sinh của các hộ dân và trang trại chăn nuôi đều xả thẳng xuống sông. Thế mà những ngày này, đêm nào Công ty CP Cấp nước Nghệ An cũng bơm nước, hoạt động suốt đêm”.
Được biết trạm bơm Cầu Mượu (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn) là của nhà máy nước Hưng Vĩnh (đóng tại phường Đông Vĩnh, TP. Vinh) thuộc Công ty CP Cấp nước Nghệ An.
Tại các văn bản số 9657 ngày 30/12/2015; văn bản 1315 ngày 10/3/2016, văn bản số 6923 ngày 11/9/2017... của UBND tỉnh Nghệ An đều nhiều lần yêu cầu Công ty CP Cấp nước Nghệ An không được lấy nước thô từ sông Đào mà phải lấy nước thô cấp từ Công ty CP Cấp nước sông Lam.
Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy cũng như UBND tỉnh Nghệ An rất rõ.
Thế nhưng, bất chấp những chỉ đạo này, trạm bơm Cầu Mượu hiện vẫn lấy nước trực tiếp từ sông Đào, chảy qua địa phận 5 xã và thị trấn của huyện Nam Đàn, sát trạm bơm này là một nhà máy sản xuất bia với công suất hàng trăm triệu lít/năm, đầu thượng nguồn sông là cơ sở chế tác vàng bạc đá quý, công ty dệt may...
Ông Nguyễn Duy Lợi - Bí thư Đảng ủy xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn cho biết: “Nước sông Đào hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, chính quyền cũng đã nhiều lần quán triệt, tuyên truyền vận động, nhưng do thói quen và hạ tầng khu vực này không có hướng thoát thải khác nên bao nhiêu nhà vệ sinh, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của dân đều xả ra đó cả”
Có móc ngoặc hay không?
Công ty Cổ phần Cấp nước Sông Lam do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc làm chủ đầu tư và là chủ sở hữu. Công ty này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và cho phép khảo sát, lập quy hoạch xây dựng dự án hệ thống cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) công suất 200.000 m3/ngày đêm, tổng đầu tư 496 tỉ đồng. Đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hồng Sơn.
Công ty Cổ phần Cấp nước Nghệ An được tỉnh phê duyệt cổ phần hóa ngày 12/11/2015. Đại diện theo pháp lý là ông Hoàng Văn Hải - Tổng Giám đốc; ông Nguyễn Bá Quý - Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Công ty Cổ phần Cấp nước Nghệ An đang quản lý, vận hành 13 nhà máy nước, trạm cấp nước gồm nhà máy nước Hưng Vĩnh và cầu Bạch, các trạm nước Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương.
Gia súc nổi lềnh bềnh trên đoạn lấy nước từ sông Đào.
Theo thỏa thuận đã ký giữa hai công ty trên, giá nước thô mà Công ty cấp nước sông Lam bán cho Công ty Cấp nước Nghệ An là 1.950 đồng/m3.
Nếu như Công ty Cấp nước Nghệ An lấy nước từ sông Đào ô nhiễm thay vì lấy nước từ công ty Sông Lam và vẫn tính giá gần 2.000 đồng/m3, số tiền thu lợi sẽ rất lớn.
Chưa hết, ngoài trạm bơm cầu Mượu công suất 60.000 m3/ngày đêm, trạm bơm cầu Bạch với công suất 20.000m3/ngày đêm cũng được cho là đang lấy nước sông Đào thay vì nước sông Lam. Ghi nhận của phóng viên nhiều ngày đêm tại đây cho thấy điều này hoàn toàn có cơ sở.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...