Những người 'ngán Tết' vì áp lực chi tiền cho quá nhiều thứ
- Thứ năm - 31/01/2019 14:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cận Tết, không khí trở nên nhộn nhịp, ai cũng hối hả chuẩn bị cho ngày sum vầy. Thế nhưng, đối với các công nhân chuyện cơm áo gạo tiền ăn tết, về quê luôn là nỗi niềm khó tả.
Ngồi trong ga Sài Gòn (TP.HCM) trong những ngày giáp Tết, nhiều công nhân bỗng thấy nôn nao khi còn vài chục tiếng nữa sẽ được sum họp gia đình. Số người khác thì trầm ngâm chờ tới giờ lên tàu về quê mà không nói lời nào.
Chị Trần Thị Nhung (32 tuổi, quê Thanh Hoá) làm công nhân ở tận Bến Cát, Bình Dương. Chị vào Nam làm việc đã gần 10 năm qua. Tối 29.1, chị đến ga Sài Gòn để lên tàu về quê ăn Tết như nhiều công nhân khác.
Tuy nhiên, Tết càng đến trong lòng chị vừa vui cũng vừa cảm thấy lo lắng nhiều. Vui bởi vì được về quê ăn tết, nghỉ ngơi cùng với gia đình. Lo lắng vì phải tính toán đủ đường để trang trải vì dịp này có quá nhiều thứ phải chi tiêu.
Chị Nhung kể thêm: “Mình ở Bến Cát có phần ảm đạm hơn nên không thấy được không khí Tết. Phần khác lương thưởng mỗi năm vẫn tăng đều nhưng mức sống ngày một tăng cao hơn, chi phí sinh hoạt nhiều hơn. Bây giờ không đủ mua sắm Tết bao nhiêu cộng thêm quê nhà quá xa”.
Những liệt kê về cái lo Tết cũng đủ để thấy chị Nhung “ngán” Tết như thế nào. Do đó, để được về quê ăn Tết, chị phải tính trước cả năm, chọn năm về và năm ở lại cách nhau vì chi phí vé tàu, quà biếu bố mẹ cũng ngốn hết số tiền lương, thưởng của chị.
“Tôi càng lớn lại càng không thích Tết tí nào. Bây giờ chỉ muốn về thăm nhà chứ không mong muốn đến Tết đâu”, chị Nhung chia sẻ.
Cũng như chị Nhưng, bà Quỳnh Thị Tiến (quê Quảng Ngãi) cũng cảm thấy “ngán Tết” hơn bao giờ hết. Năm nay bà đã 54 tuổi, làm công nhân đã hơn 10 năm nay. Bà một thân một mình vào Nam để làm công nhân kiếm sống. Bà có chồng và 3 con đang sống ở quê.
Trong thời gian làm công nhân, số lần bà về quê đếm chưa đầy 5 ngón tay. Trung bình 4 đến 5 năm bà về một lần. Bởi hầu như bà làm có tiền đều gửi về nuôi gia đình nên hạn chế việc đi về vì tốn kém nhiều.
Những năm không về, bà ở lại phòng trọ đón Tết một mình. Để đỡ buồn hơn, bà đến những phòng trọ của công nhân khác có cùng cảnh ngộ để vui Tết cùng chị em.
“Không thích Tết thì nó cũng tới, hết ngày hết tháng Tết cũng tới. Tết mình phải lo nhiều hơn, lo cho con cái, ông bà…”, bà Tiến nói.
Anh Quyền chia sẻ, anh cảm thấy rất thích Tết. Năm nào anh cũng tranh thủ làm xong việc ở công ty để về quê ăn tết. Bởi theo anh, Tết là một cái gì đó thiêng liêng, là lúc để họp mặt gia đình.
Áp lực chung của công nhân trước Tết là tiền, nhưng anh Quyền cho rằng cái đó chỉ là phần phụ. Anh có thể gói ghém lại những thứ món quà, tiền mừng cho gia đình, tiền chi tiêu cho ngày Tết. Để được về Tết này anh Quyền đã dự tính trước vài tháng.
Tuy vậy, mọi khó khăn thì chỉ cần Tết đến được về thăm vợ con ở quê là bao muộn phiền với anh cũng tan biến hết.
“Đã 5 năm rồi chúng tôi không về quê do chi phí đi lại dịp Tết quá cao. May mắn dịp này được tặng vé tàu nên tôi cùng con và cháu về, tôi gác bỏ lại hết mọi công việc chỉ mong chờ ngày về quê mà thôi”, chị Dương Thị Huy (quê Nghệ An, công nhân làm việc tại Công ty may mặc Toptex ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai).
Anh Phan Đình Ngọc (công nhân Công ty TNHH Sản xuất Đồ Mộc Chien Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai), không giấu được niềm vui khi lên tàu về quê. Anh đi làm đã hơn 7 năm qua chưa về nhà ăn Tết. Năm nay, anh dẫn theo con gái đã hơn 6 tuổi về thăm quê.
"Sáu tuổi rồi mà chưa một lần về quê, ông bà cũng chưa gặp mặt cháu. Mấy năm qua, Tết đến chúng tôi không thu xếp về được vì chi phí cao quá. Mỗi lần về là một lần khó nên năm nay, cha con tôi về theo tàu, vợ tôi 28 Tết xong việc công ty cũng đi ô tô về. Đã về thì đoàn tụ cả nhà mới vui", anh Ngọc vui vẻ nói.
Xem thêm: Tin tức Nghệ An, tin tức Hà Tĩnh, tin tức Nghệ Tĩnh, Nghệ An, Hà Tĩnh
Chị Trần Thị Nhung (32 tuổi, quê Thanh Hoá) làm công nhân ở tận Bến Cát, Bình Dương. Chị vào Nam làm việc đã gần 10 năm qua. Tối 29.1, chị đến ga Sài Gòn để lên tàu về quê ăn Tết như nhiều công nhân khác.
Tuy nhiên, Tết càng đến trong lòng chị vừa vui cũng vừa cảm thấy lo lắng nhiều. Vui bởi vì được về quê ăn tết, nghỉ ngơi cùng với gia đình. Lo lắng vì phải tính toán đủ đường để trang trải vì dịp này có quá nhiều thứ phải chi tiêu.
Chị Nhung kể thêm: “Mình ở Bến Cát có phần ảm đạm hơn nên không thấy được không khí Tết. Phần khác lương thưởng mỗi năm vẫn tăng đều nhưng mức sống ngày một tăng cao hơn, chi phí sinh hoạt nhiều hơn. Bây giờ không đủ mua sắm Tết bao nhiêu cộng thêm quê nhà quá xa”.
Những liệt kê về cái lo Tết cũng đủ để thấy chị Nhung “ngán” Tết như thế nào. Do đó, để được về quê ăn Tết, chị phải tính trước cả năm, chọn năm về và năm ở lại cách nhau vì chi phí vé tàu, quà biếu bố mẹ cũng ngốn hết số tiền lương, thưởng của chị.
“Tôi càng lớn lại càng không thích Tết tí nào. Bây giờ chỉ muốn về thăm nhà chứ không mong muốn đến Tết đâu”, chị Nhung chia sẻ.
Cũng như chị Nhưng, bà Quỳnh Thị Tiến (quê Quảng Ngãi) cũng cảm thấy “ngán Tết” hơn bao giờ hết. Năm nay bà đã 54 tuổi, làm công nhân đã hơn 10 năm nay. Bà một thân một mình vào Nam để làm công nhân kiếm sống. Bà có chồng và 3 con đang sống ở quê.
Trong thời gian làm công nhân, số lần bà về quê đếm chưa đầy 5 ngón tay. Trung bình 4 đến 5 năm bà về một lần. Bởi hầu như bà làm có tiền đều gửi về nuôi gia đình nên hạn chế việc đi về vì tốn kém nhiều.
Những năm không về, bà ở lại phòng trọ đón Tết một mình. Để đỡ buồn hơn, bà đến những phòng trọ của công nhân khác có cùng cảnh ngộ để vui Tết cùng chị em.
“Không thích Tết thì nó cũng tới, hết ngày hết tháng Tết cũng tới. Tết mình phải lo nhiều hơn, lo cho con cái, ông bà…”, bà Tiến nói.
Ráng bỏ qua mọi thứ để về quê đón Tết
Anh Lê Đình Quyền (43 tuổi, quê Thanh Hoá), công nhân đang làm việc tại Trảng Bom (Đồng Nai), anh làm việc trong ngành sản xuất máy giặt. Đêm 29.1, ngồi một mình ở ga Sài Gòn mà lòng anh nôn nao.Anh Quyền chia sẻ, anh cảm thấy rất thích Tết. Năm nào anh cũng tranh thủ làm xong việc ở công ty để về quê ăn tết. Bởi theo anh, Tết là một cái gì đó thiêng liêng, là lúc để họp mặt gia đình.
Áp lực chung của công nhân trước Tết là tiền, nhưng anh Quyền cho rằng cái đó chỉ là phần phụ. Anh có thể gói ghém lại những thứ món quà, tiền mừng cho gia đình, tiền chi tiêu cho ngày Tết. Để được về Tết này anh Quyền đã dự tính trước vài tháng.
Tuy vậy, mọi khó khăn thì chỉ cần Tết đến được về thăm vợ con ở quê là bao muộn phiền với anh cũng tan biến hết.
“Đã 5 năm rồi chúng tôi không về quê do chi phí đi lại dịp Tết quá cao. May mắn dịp này được tặng vé tàu nên tôi cùng con và cháu về, tôi gác bỏ lại hết mọi công việc chỉ mong chờ ngày về quê mà thôi”, chị Dương Thị Huy (quê Nghệ An, công nhân làm việc tại Công ty may mặc Toptex ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai).
Anh Phan Đình Ngọc (công nhân Công ty TNHH Sản xuất Đồ Mộc Chien Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai), không giấu được niềm vui khi lên tàu về quê. Anh đi làm đã hơn 7 năm qua chưa về nhà ăn Tết. Năm nay, anh dẫn theo con gái đã hơn 6 tuổi về thăm quê.
"Sáu tuổi rồi mà chưa một lần về quê, ông bà cũng chưa gặp mặt cháu. Mấy năm qua, Tết đến chúng tôi không thu xếp về được vì chi phí cao quá. Mỗi lần về là một lần khó nên năm nay, cha con tôi về theo tàu, vợ tôi 28 Tết xong việc công ty cũng đi ô tô về. Đã về thì đoàn tụ cả nhà mới vui", anh Ngọc vui vẻ nói.
Xem thêm: Tin tức Nghệ An, tin tức Hà Tĩnh, tin tức Nghệ Tĩnh, Nghệ An, Hà Tĩnh