Chức năng, Nhiệm vụ của Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, Sinh viên
1. Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành Giáo dục, của địa phương liên quan đến công tác người học thành các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn, quản lý nội bộ của Nhà trường và tổ chức thực hiện. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác người học theo quy định.
2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật, đạo đức lối sống
a) Triển khai các quyết định của Chính phủ, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân Tỉnh (phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên về các kế hoạch, chủ trương của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp) về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, pháp luật, đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử, khát vọng cống hiến cho người học;
b) Xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho người học nhân các sự kiện, các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, địa phương, các ngành liên quan và của Nhà trường; tạo môi trường thuận lợi cho người học phát triển, phấn đấu, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
c) Theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của người học; phối hợp theo dõi, xử lý các hiện tượng, vụ việc, các thông tin đăng tải trên các trang mạng xã hội liên quan đến người học; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trả lời các nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người học;
d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác liên quan đến người học theo quy định;
đ) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của nam sinh viên; triển khai các kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị hàng năm theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Quản lý, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của Nhà truyền thống phục vụ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống của viên chức, người lao động, người học, cựu người học.
3. Công tác quản lý người học
a) Công tác hành chính
- Công tác tổ chức nhập học, tiếp nhận người học trúng tuyển vào học, lập và quản lý hồ sơ người học;
- Thành lập các lớp hành chính, cử ban cán sự lớp cho năm học thứ nhất; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức sinh hoạt lớp hàng tháng, đại hội lớp hàng năm và kiện toàn ban cán sự các lớp;
- Cấp, phát và quản lý thẻ sinh viên cho người học;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức các Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên;
- Phối hợp với các đơn vị Tổ chức lễ khai giảng, bế giảng, trao bằng tốt nghiệp cho người học (Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Quản lý đào tạo).
- Tổ chức Hội nghị đối thoại để Hiệu trưởng đối thoại với sinh viên.
- Thống kê, lập các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về người học; giải quyết các thủ tục hành chính cho người học; định kỳ gửi thông báo kết quả học tập, rèn luyện cho gia đình sinh viên;
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.
b) Công tác khen thưởng và kỷ luật
- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của người học; phân loại, xếp loại người học cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong người học; Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện (các khoa đào tạo);
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên;
- Tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm theo quy định.
c) Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú
- Tổ chức tiếp nhận người học vào ở nội trú; tổ chức quản lý sinh viên nội trú nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khu nội trú,
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao trong khu nội trú.
- Tổ chức quản lý người học ngoại trú theo quy định.
d. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học
- Phối hợp các đơn vị và với công an địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học (Phòng Tổ chức – Hành chính);
- Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của người học để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài Trường.
e) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên
Thực hiện các chế độ chính sách cho người học theo quy định (miễn, giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài trợ, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí học tập; thực hiện chế độ cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ,…); xây dựng kế hoạch phát triển các nguồn học bổng tài trợ cho người học; hỗ trợ tài chính cho các đối tượng người học đặc biệt (con mồ côi, tàn tật, người học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…); giải quyết chế độ cho người học bị ốm đau, tai nạn, rủi ro;
f) Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người học
- Sơ, cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho người học.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho người học.
- Theo dõi, chăm sóc sức khỏe của người học; lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ chăm sóc sức khỏe của người học.
- Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm y tê; tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh tật...
3. Công tác hỗ trợ người học và quan hệ doanh nghiệp
- Tư vấn, hỗ trợ người học xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với Mục tiêu và năng lực nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.
- Tham mưu Hiệu trưởng tổ chức ký kết hợp tác với các doanh nghiệp (Các khoa đào tạo).
- Tổ chức giới thiệu việc làm cho người học; định hướng nghề nghiệp cho người học.
- Tư vấn, hỗ trợ người học khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần;
- Tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
4. Công tác cựu người học
a) Phối hợp với Ban liên lạc cựu người học xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cựu người học theo giai đoạn, năm học;
b) Phát triển mạng lưới và hướng dẫn tổ chức hoạt động Ban liên lạc cựu người học của các đơn vị đào tạo;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu cựu người học; đảm bảo thông tin, liên lạc giữa cựu người học, các ban liên lạc cựu người học với Nhà trường;
d) Tổ chức các hoạt động phát huy vai trò của cựu người học, Ban liên lạc cựu người học đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Nhà trường.
5. Công tác Phục vụ cộng đồng
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối phục vụ cộng đồng của Nhà trường.
b) Theo dõi, giám sát việc thực hiện hoạt động kết nối – phục vụ cộng đồng của các đơn vị, đoàn thể trong Nhà trường.
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động kết nối phục vụ cộng đồng của Nhà trường hàng năm.