Đắp những lũy đá ở các khe, suối để nhử cá là hình thức đánh bắt cá khá độc đáo của đồng bào Thái ở vùng cao Nghệ An. Đây được người Thái gọi là đánh bắt bằng “Hụm”.
Nghề đánh bắt cá và các loại sinh vật dưới nước từ lâu đã gắn bó với người dân vùng cao xứ Nghệ, nhất là đồng bào Thái. Cuộc sống gần các khe, suối đã giúp họ tự “sáng tạo” ra những hình thức đánh bắt độc đáo, trong đó đắp những lũy đá ở các khe, suối để nhử cá là hình thức đánh bắt khá độc đáo, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Bá Hậu.
Ông Lương Văn Ly ở xã Bình Chuẩn chia sẻ: “Để bắt cá khe chúng tôi đã phải đi thăm dò để biết ở những nơi nào có cá nhiều, sau đó tranh thủ mùa nước cạn chúng tôi bới cát lên rồi dùng đá ở khe, suối sắp thành những lũy, hòn to bỏ chính giữa để làm nơi trú ẩn cho cá. Sau khoảng vài ngày quay lại khi đó chúng tôi dùng chài giăng quanh đống đá sau đó lần lượt lấy hết đá ra để bắt các đàn cá đang trú ẩn trong đó”. Ảnh: Bá Hậu
Với cách nhử cá như vậy, nhiều đặc sản được đánh bắt tạo ra thu nhập góp phần cải thiện bữa ăn của nhiều người dân.
Nhiều loài cá người dân đánh bắt được từ những cách đánh bắt thủ công. Ảnh: Bá Hậu.
Cá mát sau khi đánh bắt xong được kẹp để nướng. Ảnh: B.H
Một số hộ ở huyện Con Cuông còn thu mua cá sông suối, chế biến thành những món ngon phục vụ nhu cầu của người dân. Ảnh: Bá Hậu.
Các sản phẩm về cá như cá còm kho nồi đất, cá mát rán, nấu canh... là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào người Thái, được du khách ưa chuộng. Ảnh: Bá Hậu